Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

họa sĩ đinh trường chinh trả lời phỏng vấn ," lý do.tác phẩm văn chương 'photocopy' xuất bản ở tp. hcm " / trần tiến dũng thực hiện -- www.tienve.org/

tựa chính,' phỏng vấn đinh trường chinh:
"chung quanh sự kiện các tác phẩm văn chương
xuất bản dưới hình thức 'photocopy' ở saigon'
trẩn tiến dũng thực hiện


                              'lý do tác phm văn chương 'photocopy'
                                xut bntp. hcm.'
                                                        đinh trường chinh



                                                  tưởng nhớ phạm công thiện    [1941- usa 2011]/ 
                                                                                  tranh đinh trường chinh
                                                                          (trích từ  blog phamcaohoang)


lời tòa soạn.  Trong văn học Việtnam đương đại, có những tác phẩm không được chính thức xuất bản tại Việt nam; mà chỉ đến với độc giả như văn bản được photocopy; thậm chí có những nhà thơ/ nhà văn chỉ thực hiện bằng phương tiện ấy.  Để tìm hiểu những góc nhìn khác nhau [trong] văn giới, nhà thơ Trần tiến Dũng [sống ở tp. HCM] tổ chức cuộc phỏng vấn rộng rãi; bằng cách gửi một số câu hỏi đến nhiều người ở trong nước, và ở hải ngoại. Tiền Vệ đăng tải loạt bài này, theo thứ tự hồi âm của những người tham dự cuộc phỏng vấn.  TIỀN VỆ


Trần tiến Dũng (TTD):  Thời gian vừa qua, ở Sài gòn xuất hiện hình thức xuất bản bằng cách 'photocopy', và phân phối một cách không chính thức đến những người yêu văn nghệ. Ông/ bà nghĩ sao về hình thức xuất bản ngoài luồng này?  Tại sao có hình thức xuất bản ấy/ Và, liệu hình thức xuất bản ấy có ảnh hưởng  gì đến diện mạo nền văn học Việt nam đương
đại , không? 

 Đinh trường Chính (ĐTC); Với tình trạng chậm tiến về mặt nghệ thuật của nền văn học 'chính thức' ở Việt nam + hệ thống kiểm duyệt của bộ Văn hóa; hình thức xuất bản bằng cách 'photocopy' là một nhu cấu hợp lý của các tác giả 'ngoài luồng'.  Tôi nghĩ từ hính thức xuất bản này, trước tiên xuất phát từ nhu cấu riêng mỗi cá nhân, mỗi nhóm. Xuất bản để đúc kết một giai đọan của chính mình; và muốn chia sẻ với đồng nghiệp -- nếu may mắn hơn, tìm được một cộng-đồng-người-đọc.  Khi bạn gửi một loạt sáng tác mới qua 'email' cho vài chục địa chỉ quen trên mạng; có thể bạn sẽ có cảm giác được 'xả'. 'Xả' từ cái 'ẩn ức', vì nhìn thấy các sáng tác của mình cứ nắm mãi trong ... 'folder' . ( và tin chắc rằng 'chúng'; sẽ không qua được kiểm duyệt để thành 'một bản in bình thường'.  Ngoài các nhu cầu riêng; dĩ nhiên, những người sáng tác lúc nào cũng muốn đạt đến một mục đích nghệ thuật nhất định.  Và nghệ thuật là một cuộc rượt đuổi bất tận, gay cấn. Bạn 'xả' xong với một 'nàng' để lao vào cuộc rượt đuổi kế tiếp với một 'nàng' khác. 

Tôi nghĩ: những tác phẩm 'photocopy' chỉ được 'lưu truyền' trong giới văn chương; chưa được nhiều với các độc giả xa lạ [trong]  nền văn học Việt nam đương đại. May mắn là các tác giả có thể phổ biến toàn bộ tác phẩm, nhờ vào các trang mạnh thuần túy văn chương -- như Tiền Vệ , hoặc (một cách nào đó) 'tiếp thị' chúng trên các diễn đàn văn học nghiêm chỉnh như 'talawas' [ đã tự đóng cửa]. Và như thế, một phần nào các tác phẩm photocopy/ebook
 có thể được (ngầm) đánh giá, bởi 'giới trong nghề '-- như một diện mạo mới nền văn học Việt nam đương đại, vượt ngoài biên giới địa lý.  Các tác giả/tác phẩm /'photocopy' này góp phần làm 'cục cựa' một cái gì đó -- một thứ văn học ngoài luồng hoàn toàn bị bỏ quên bởi những người mang danh làm văn học trong nước. Nếu cứ đẩy mạnh cách phổ biến này, biết đâu sẽ tạo ra một thứ 'mode' khá ấn tượng cho những người đi sau; và, chọn con đường 'đứng ngoài lề' đấy thách thức này. 

 TTD : Ông/ bà đã đọc được bao nhiêu tác phẩm thuộc loại xuất bản bằng cách 'photocopy' này rồi? Theo ông/ bà, những tác phẩm ấy có đề ra khuynh hướng sáng tác nào đáng kể không? Liệu các khuynh hướng ấy có quyến rũ gì với những người mới bước vào nghiệp cầm bút, trước những ... hệ thống kiểm duyệt  ... ?
---
... - tạm lược ít dòng; có thể ít; hoặc nhiều .(Bt)

ĐTC: Tôi đã đọc được một số tác phẩm qua 'email'; hoặc dưới hình thức 'photocopy'.  Trên căn bản, tôi thấy 'chúng' là những nỗ lực cá nhân... hầu hết các tác phẩm này mạnh mẽ + đầy cá tính. 'Chúng' là những nỗ lực những tay 'hảo thủ' trên sân; về những đường bóng cá nhân,' cách' lách qua con mắt trọng tài 'văn hóa quốc doanh'. Dĩ nhiên, tác phẩm'photocopy' thì không có tình trạng 'bán độ'; hay chịu 'lép vế'.  ... 

Sau 1975, theo tôi; một số ít tập thơ dưới đạng 'photocopy' -- là những tập thơ 'nặng ký', nhất là về mặt nghệ thuật, đáng đi vào văn học sử, sau này.  Tôi không nghi ngờ rằng: vẫn có một số tác giả trong hội Nhà văn [Viêtnam]; rất có tài; và, tác phẩm của họ vẫn đạt được giá trị nghệ thuật cáo. ...

Tôi [cònnhận thấy một số tác giả đã có tác phẩm, được in bởi các nhà xuất bản trong nước; sau khi 'chính thức' tham gia 'sân chơi photo'; thì, tác phẩm của họ 'đã' hơn trước -- mặc sức 'dục tính''phản kháng'.. (cũng là 2 đặc tính không thể luồn qua khỏi 'lưới] kiểm duyệt).

TTD: Biết rằng các tác phẩm xuất bản dưới dạng 'photocopy' , đều tới tay độc giả; như một thứ quà tặng -- ông/bà thấy điều đó có thỏa đáng, không ?  Ông/bà có vui lòng mua một tac phẩm xuất bản dưới dạng 'photo', có đề giá; hoặc, thậm chí quên đề giá bán, không?

ĐTC: Tôi sẽ rất vui lòng mua một tác phẩm tôi thich; dú nó được in ra dưới dạng nào; và, tôi đã từng viết 'email' xin tác phạm 'tự xuất bản', tôi thích. 

TTD: Cám ơn sự cộng tác của ông/ bà.



   TRẦN TIẾN DŨNG
    thực hiện

       htttp://www.tienve.org/
                                             


                                               

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét