Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

nước chảy qua cầu / river of time / trần thị bông giấy :' một lịch sử kỳ lạ ...


 
                              nước  chảy qua cầu / river of time :
                             ' ....một lịch sử kỳ lạ ...'
                                                         trần thị bông giấy

               (...)
                                                                    IV

   Cũng như với Thế Phong Phan Diên, Văn Quang là người bạn nơi chân trời xa vẫn thường xuyên nhận được của tôi những lời chia  xẻ trong chuyện chữ nghĩa và cả trên đời sống mỗi phía.  Câu nói ngày nào của Lê duy Linh: ' Chị là nhà văn rất cô đơn mà tôi từng biết ...' - rõ ràng ở thời điểm này đã không còn đúng.  Bởi vì, như một đắp bù của Định mệnh trong cuộc sống tâm hồn rất cô lẻ, tôi đã được đền bù bằng những người bạn.  Những người bạn thay thế vai trò người anh sẵn sàng lắng nghe những nỗi niềm của tôi mà chưa từng có thái độ quay lưng với tôi .

      Ngày 31/3/2004, tôi gửi về Văn Quang lá thứ :
      Cali 31/3/2004
      Anh chị Văn Quang thân mến ,
      BG đưa in cuốn ' Con tằm' xong, thấy lòng trống rỗng quá, lại bắt tay ngay vào một tác phẩm khác, một món nợ ân tình không thể nào không trả trước khi lìa bỏ đời sống.  Đó là cuốn' Nước chảy qua cầu ' được dịch sang anh ngữ, bởi một người học trò cũ, mang tựa đề RIVER OF TIME .  Cuốn này có in một lịch sử rất lỳ lạ.
      Số là năm 1987, BG có một cô học trò Việtnam 10 tuổi theo học dương cần với BG.  Thời gian một năm đầu, bốp mẹ cô ta trả tiền đàng hoàng. Qua năm thứ nhì, bà mẹ đến xin cho cô ấy nghỉ, lý do :' Hai vợ chồng ly dị, không đủ sức cho cô theo học nữa .'. BG mới nói thằng với mẹ cô ta :' Nếu vì lý do gì mà chị cho cháu nghỉ, em không cản. Nhưng, nếu bào rằng không đủ tiền, thì xin chị cứ cho cháu
tiếp tục, không cần trả học phí.  Một trăm đô-la một tháng, có hay không, với em cũng thế.  Nhưng, nếu một tháng không có một trăm đô-la, một tài năng có thể tàn lụi đi...' . Bà mẹ không nhẫn, vì biết BG cũng  rất nghèo ( trên nước Mỹ mà sống bằng nghề dạy học trò như BG, thì phải kể là thuộc hạng nghèo lắm) BG phải năn nỉ : ..Ở Mỹ, mình có thể cho con mình rất nhiều vật chất, nhưng cơ hội để cho nó thấy tình thương giữa người và người... thật hiếm!  Không phải em đang ban ân huệ cho cháu mà chính là cháu đang giúp em đáp đền cái ơn dạy dỗ  em đã nhận từ vị thầy ở trường Nhạc Sài gòn ngày xưa ..'  Nhờ vậy, bà mẹ mới bằng lòng .
     Sau đó, BG dạy cô ấy liên tiếp 7 năm.  Cô học trò giỏi, tình cảm thầy trò thân ái như tình gia tộc.  Khi cô lên đại học San Francisco, phải xa nhà, mới chấm dứt việc học ở San Jose với BG.   Năm 1997, trở lại thăm BG, cô hay rằng BGTNHoàng đã bỏ nhau.  Cô [ ta] nói thật ngậm ngùi "... ' Ngày bé, đi lên đi xuống cái cầu thang nhà cô  mỗi tuần mà có bao giờ con ngờ rằng một ngày như hôm nay cô đau khổ đến thế !.... Lại hỏi qua chuyện văn chương, BG trả lời :' Sách của cô rất được độc giả yêu mến, nhưng cá nhân cô bị cô lập hoàn toàn trong văn giới hải ngoại.  Do đó, sách không đến  được tay độc giả.  Họ chi có thể đọc trong các thư viện , rồi tìm đến vơi cô..' Và BG có nói :'... nếu như cô lọt được vào giới độc giả Mỹ, chắc chẳng ai bị ai cô lập'.
    Chỉ vì câu nói ấy, mà một năm sau, cô học trò đưa đến cho BG bản dịch Nước chảy qua cầu bằng
tiếng anh .  Cô [ ta ] kể : '... Trò chuyện với cô xong,  con về, nghĩ, phải làm một cái gì cho cô.  Tấm lỏng của cô đối với con thời niên thiếu qua lớn, chính cô đã soi đường cho con thấy cái ' Thiện' của đời sống.  Con quyết định dịch thử cuốn  Nước chảy qua cầu ..  Lúc đầu, dịch được 1, 2 chương, con đưa 2 cô bạn cùng lớp, một Tàu-Mỹ và một American, đọc để chỉnh giùm các lỗi chính tả, văn phạm.  Họ đọc xong, la lên : ' Bản dịch của mày hay quá, như vậy, bản chính còn hay hơn nữa ?  ' Nhờ vậy, con hứng thú mà dịch hết cuốn sách.  Cô có biết, sau khi đọc xong toàn bản, cô bạn Tàu-Mỹ của con đâm trở thành nhà thơ !  Tiếp đó, con đưa ông thầy văn chương nhờ duyệt lần nữa.   Ông [ thầy] khoanh đầy các ngôi sao lên bản dịch, ám chỉ đoạn này, đoạn kia rất hay.   Và ổng nói :
' Nếu  RIVER OF TIME  mà được một người Mỹ viết lời tựa thì sẽ thành công.  Lối viết lạ, lôi cuốn với tính nhân bản đầy dẫy trong các câu chuyện kề .'
    Cô  ấy chuyển lại lời thầy cho BG, BG mới bảo:'  Sao con  không nhờ thầy con viết giùm bài tựa?'. Câu trả lời của vị thầy :' thầy không đủ thẩm quyền để viết bài tựa cho một tác phẩm đẹp như vậy '. Câu đáp của BG :' Chính câu trả lời rất khiêm nhường của thầy con đã là cái giá trị' rất có thẩm quyền' để viết tựa cho cô, bời Nước  chảy qua cầulà một tác phẩm phô bày tính khiêm nhường và chỉ những độc giả nào có tính khiêm nhường mới hiểu và thẩm thấu được chiều sâu của nó...'
    Thế là bài tựa được gửi đến BG qua tay cô học trò.

    Anh chị Văn Quang thân mến ,
    Chuyện xảy từ năm 1998.  BG chưa một lần gặp ông Mark Berkson; có mời ông ta và cô học trò đi dùng cơm tối, nhưng sau đó bãi bỏ, vì giờ giấc tra1iu cựa nhau.  Rồi ông [ giáo sư] chuyển qua dạy ở một tiểu bang khác, cô học trò ra trường đi al2m xa.  Mất liên lạc từ đó.
     Nhưng chuyện ân tình này vẫn cứ đeo đẳng canh cánh bên lòng BG.  BG tự hứa phải xuất bản cuốn sách  để vinh danh tấm lòng không những cho cô học trò,lại còn cả ông thầy không quen biết kia.
   Tuy nhiên, trên hết xuất bản RIVER OF TIME cũng có nghĩa là đền cho quê hương Việtnam một điều gì đó.  Cái tư tưởng này sở dĩ có, bởi vì, từng đọc thấy trong nước Mỹ, rất nhiều tác phẩm viết về Việtnam trước và sau cuộc chiến tranh Nam Bắc, nhưng toàn viết rất sai lạc, hồ đồ, có lợi cho phía miền Bắc và xỉ vả thậm tệ phía miền Nam.  Điển hình là tác phẩm ' Heaven and Earth'  của bà Lệ Lý , một phụ nữ xuất thân vùng Quảng ngãi, đã từng là đặc công CS, sau lấy một anh GI, theo
anh này về Mỹ.  Cuốn sách của bà ta lại nhờ một anh co-writer Mỹ viết theo lời kể của bà, rồi đưa làm phim, được giới Mỹ  ngợi khen rầm rộ.  Tuy nhiên, hầu như TẤT CẢ những người Việtnam xuất thân [ở] miền Nam, khi xem phim hay đọc cuốn đó, đều phẫn nộ. 
    Mang ý nghĩ đưa RIVER OF TIME ra, BG muốn nói lên cho giới trẻ Việtnam mới lớn sau này, và cho người Mỹ: những kẻ không hiểu rõ về cuộc chiến Việtnam và con người miền Nam Việtnam, biết rằng : ' đối nghịch với một phía của bà Lệ Lý hay các nhà làm phim Mỹ ồn ào, cũng còn có một nước Vietnam dịu dàng đầy tình cảm như NƯỚC CHẢY QUA CẦU, chứ không chỉ là một miền Nam đầy những ghê rợn, chết chóc và thú hằn đối với người Mỹ [ vào] thập niên 1950- 1970 .'
     (...)
     Rốt lại thấy chỉ Văn chương mới là người bạn  và người tình yêu dấu nhất của BG. Một người mà BG có thể ' bỏ rơi' , chứ nó không bao giờ bỏ rơi BG, trái lại còn đem cho BG thật nhiều  'Hạnh phúc tuyệt vời '.
     Ít hàng thăm anh chị.  BG gửi kèm theo đậy bài viết của [ giáo sư] Mark Berkson có đăng trong tác phẩm' Con tằm' để chia xẻ với anh chị phấn nào nỗi đam mê ghê gớm hiện nay.
    Thân ái. 
    TTBG 
     (...) 

     trần thị bông giấy 

(  trích từ Những mẩu rời dấu ái / Trần Thị Bông Giấy - Văn Uyển xuất bản, San Jose 2008 - tr.  254- 259 )



                                                                     1. ABOUT THE AUTHOR
    
    Trần thị Bông Giấy was born in Huế ( Central of Vietnam ) and grew up in Saigon, capital of the Republic of Vietnam.
    Graduated as a violonist from the National  Conservatory of Arts & Music in 1967; and B.A. in literature from the Univeristy of Arts in 1970.  She has performed with numerous orchestras  and bands in Vietnam as a violonist before and after 1975.  She moved to  Paris ( France ) with her family in 1982, and then to San Jose, Cxalifornia in 1986.
    Her first novel in Vietnamese : Nước chảy qua cầu / River of Time was first published in 1989, documenting her music tours in Vietnam and life in Paris.  This work was readily inspired deep appreciation in many readers worldwide.
    Since then, she has been the Editor in Chief of Văn Uyển Magazine, a Vietnamese quartely literary magazine.  She has also written and published 14 more books afterwards.
     Now is living with her unique daughter in San Jose , CA.


                                                                 2. ABOUT THE TRANSLATOR

    Trần Thy Hà was born and raised in Saigon.  She moved to California in 1988 at the age of eleven and began to take private lesson from the author shortly afterward.   As one of the best students, she appreciate the author's artistry.   This led to the translation project of River of Time in 1996 , and she finished the translation a year later  at the age of twenty.
    She earned a B.S. in Chemistry from the University of San Francisco in 1999 and was a recipient of the university's Mel Gorman Scientific Award.  Since graduation, she worked abroad in London and performed research in phosphate and oxygen distribution in program by Sea Education Association and Woods Hole Oceanography Institute.
    She currently work in clinical data management of Clinimetrics and resides in San Jose, CA.


                                                              3. INTRODUCTION

    Mark Berkson received his B.A. from Princeton University, his M.A. from the Center for East Asian Stufies ar Stanford's Dpartment of Religious Studies (...)  He has taught at Stanford University and the university of San Francisco. (...)
     He is currently Assistant Professor of religion at Hamline University in St. Paul Minnesota, where he specialize in Asian religions comparative religion. 
[]

     

    

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét