tam đại đồng dường họ ĐINH đều là họa sĩ; đinh cường [1939- usa 2016] -- đinh trường chinh+ tranh đinh [ đinh như tranh] / đinh bạch dân giới thiệu
tam đại đồng đường họ ĐINH đều là ...
đinh bạch dân giới thiệu
tam đại đồng đường họ ĐINH đều là họa sĩ:
đinh cường+ đinh trường chinh
+ tranh đinh [đinh như tranh]
đinh bạch dân giới thiệu
lời dẫn:
xin thưa ngay, tôi Đinh bạch Dân; lại chẳng họ hàng gì với họ Đinh họa sĩ... -- bởi; chỉ nói ngược bút danh dân bạch đinh -- qua đời thì vẫn trắng tay thôi; khi Chúa ngắt hơi thở.
bút danh này có từ 1966, khi tôi giã từ lecturer in politics/ Trung tâm xây dựng nông thôn Vũng tàu ( bầu sữa căng tòa đại sứ Mỹ ở Sài gòn cho bú mớm) về Saigon; để đi học sĩ quan trừ bị (nếu có bằng Tú tài); đi Trung tâm nhập ngũ số 3 (nếu chỉ biết đọc biết viết + ni a ni b) -- tôi trốn lính, bèn viết một phóng sự TÔI ĐI DÂN VỆ MỸ, đưa đăng trên một nhật báo bán chạy hàng đầu lúc bấy giờ; nhật báo Sống/ Chu Tử chủ nhiệm, để có tiền độ nhật bản thân + vợ con.
cũng chẳng biết vì sao, thợ sắp chữ+ thầy cò sửa bài, đổi thành Đinh bạch ĐÀN -- chính quyền thời ấy, cụ thể; tay bộ trưởng Nông thôn, tướng Nguyễn đức Thắng săm xoi, cuối tuần cho lính đến mua nhiều số báo + nói vào, nói ra với chủ nhiệm Chu Tử.
cũng chẳng còn nhớ: ký sự ấy có đăng hết không; tới tháng 7/ 1967, tôi được assimiler cấp bậc trung sĩ không quân, bổ sung vào ban biên tập báo quân chủng Lý tưởng ở bộ tư lệnh Kq tại Tân sơn nhất -- tôi không còn lai vãng tới báo Sống nữa. (quân nhân muốn viết báo ngoài dân sự, phải có giấy phép Tổng cục chiến tranh chính trị).
và, bèn cho in 'Tôi đi dân vệ Mỹ' thành sách, Đại Nam văn hiến xuất bản,'bút danh hãm tài dân bạch đinh' vẫn được giữ nguyên.
rồi, bộ sách Cornell University Libraries/ Volume 6 -- Vernacular Monographs (gồm Burma, Cambodia, Vietnam, Chinese, Japan, Other Language Monograph ) đưa vào sách, biết tác giả 'đinh bạch dân chính là Thế Phong, 1932 - ':
------------------------
Đinh Bạch Dân, 1932-
see
Thế- Phong, 1932-
---------------------------------
tiếp, dịch giả Đàm xuân Cận dịch sang anh ngữ 'I was an American militiaman' (bản in đầu tiên) bản in lần 2, đổi tựa 'The Ordeal of an American militiaman'
( Dai Nam Van Hien Books, Saigon) -- bên Mỹ bây giờ , từ Amazon.com- - WorldCat ...
'most widely held works by Thế Phong'; đến Rulon- Miller Books tròng vào cổ tác phẩm Thế Phong: 'rare and fine books', bán với giá cắt cổ.
the ordeal of an american by thế phong
translated by đàm xuân cận, dai nam van hien books, saigon 1970
(cảm ơn nhà làm phim Lawrence Johnson ở Oregon
sang phỏng vấn, tặng lại tác giả)
trở lại với tam đại đồng đường họ ĐINH đều là họa sĩ; ấy là bữa nay, ngày Father's Day, trên Blog PhamcaoHoang post 1 bài thơ ngắn + 3 bức tranh của ông nội+ bố+ cháu nội gái Đinh như Tranh. (trong tam đại đồng đường họ Đinh)
nữ họa sĩ 11 tuổi phác họa chân dung ông nội (Đinh Cường) thay bên mắt trái bằng logo cô đầm Starbucks Coffee, quán cà phê ưa thích của ông nội buổi sinh thời, lui tới thường xuyên, đôi lần dùng nơi này tiếp bạn.
quả là, tôi bị xúc động mạnh với bức phác họa ấy; có ít dòng giới thiệu: có một 'tam đại đồng đường ,họ ĐINH, đều là họa sĩ'.
ĐINH BẠCH DÂN
Saigon, J une 20, 2016
http://phamcaohoang.blogspot.com/2016/06/2379-tho-inh-truong-chinh-ngoi-ca-phe-html
đưa vào sách. biết tác giả Đinh bạch Dân 1932-
chính là Thế Phong 1932- "
Thế Phong.... "
tranh+ thơ của đinh trường chinh
+ tranh đinh [đinh như tranh]
đốm cà phê đổ giữa ngày
thành khuôn mặt cũ,
loang đầy
như tranh
bóng người
chạng vạng rơi nhanh
hồn nghe luộm thuộm
chiều loanh quanh chiều
bài thơ sai nhịp liêu xiêu
chân dung sẫm vệt
tiêu điều,
như thơ.
đinh trường chinh
ngồi cà phê cùng thơ+ tranh
ngày Father's Day
'ông nội đinh cường' by tranh đinh"[đinh như tranh]
đang vẽ 'ông nội đinh cường'
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ