đọc thơ thanh chương : tình buồn nhớ mãi / bài viết: trần trung thuần ( usa )
tình buồn nhớ mãi - thơ thanh chương
nxb little saigon. calif. 2009.
đọc thơ thanh chương
tình buồn nhớ mãi
bài viết : trần trung thuần
- tác giả mới qua huê kỳ đâu đó mươi năm, [ thì] tình buồn nhớ mãi [ ra mắt] mang quốc tịch mỹ, nghĩ, chẳng sướng lắm sao !!!
- tình buồn nhớ mãi có cái hình thức không chê, nghĩa là nên khen; khen không chưa đủ, chưa phê [ effet] , phải nói cho ' tràn đầy tình cảm' là khen ngợi !
- cầm trên tay tình buồn nhớ mãi, chắc chắn , ai cũng phải hãnh diện, trước hết phải là thi sĩ thanh chương
thế phong phê : thơ thanh chương ' giàu âm điệu, tập trung nhiều khóa Sol, ẩn điệu nhạc lắng chìm..'
- thế phong cho dzũng chinh là nhạc sĩ phổ thơ hay nhất [mầu tím hoa sim / thơ hữu loan] , nay phổ thơ thanh chương nhiều bài, nhất định là ... tốt số ...
- vẫn là tấm lòng của [khải triều + hoàng vũ đông sơn], tri kỷ đối với tri âm: khen, khen, khen và khen ! tốt! sống ở đời ...
- thơ thanh chương không vạm vỡ, nhưng, ngọt ngào ..
- tôi , uống hết bia, hết tình [thơ] thanh chương, no, ngủ , mà có chết luôn thì thỏa mãn lòng dạ !!!
- trần trung thuần [ bút danh khác trần vấn lệ] :
' chàng thi sĩ gốc phan thiết, trưởng thành và dạy học ở dalat : thơ hay đáo để !
[ý kiến Thằng phải gió]...
Mới đây không lâu, 2 tháng trước, đầu năm 2009- nhà xuất bản Little Sài Gòn ở nam California, Mỹ - do nhà thơ Phan bá Thụy Dương làm chủ, có cho ra đời tập thơ của thi sĩ
Trần văn Sơn, Thấp thoáng vài nụ hoa. Không ai nghĩ rằng, nhà xuất bản Little Sài Gòn sẽ còn cho ra đời thêm tập thơ nữa, vì thơ bây giờ khó bán lắm.
Vậy mà, chưa hết tháng 3, 2009, người ta thấy tập thơ Tình buồn nhớ mãi / Thanh Chương đang có trên kệ sách trưng bày, ở mấy nhà sách tại nam California rồi. Tập thơ Tình buồn nhớ mãi / Thanh Chương cũng do nhà thơ Phan bá Thụy Dương ( và một số thân hữu : thi hữu Ái Lan, Phan Diên, Vũ Quốc, Vũ Uyên Giang chăm sóc cẩn thận ) - và, dĩ nhiên nhà xuất bản có lòng ưu ái với thơ, không ai khác hơn, vẫn là nhà xuất bản Little Sài Gòn .
Được chăm sóc cẩn thận, ra đời từ một nhà xuất bản bước đầu có uy tín, tập thơ Tình buồn nhớ mãi / Thanh Chương là một tập thơ rất bắt mắt, từ cái bìa rất nghệ thuật . Phụ bản ưng ý nhất của
[ nữ] họa sĩ Ái Lan, triện ấn tư duy [phu nhân] nhất của họa sĩ Dương ngọc Sum. Tình buồn nhớ mãi có cái hìuh thức không chê, nghĩa là nên khen; khen không chưa đủ, chưa phê, [ effet : hiệu quả] phải nói cho tràn đầy tình cảm là Khen Ngợi ! Cầm trên tay tập Tình buồn nhớ mãi chắc hắn là ai cũng phải hãnh diện, trước hết là tác giả của tác phẩm : thi sĩ Thanh Chương.
Ở trang bìa sau tập thơ, người ta đọc được những hàng chữ đáng tin cậy sau đây :
Sơ lược tiểu sử ( kèm theo ảnh chân dung tác giả, qua nét phác họa chân dung của thi + họa sĩ Vũ Uyên Giang:
Tên : Trần thanh Chương [ căn cước quân nhân Không quân VNCH mang tên khai sinh: Trần quang Tinh] Sinh tại: Thanh hóa. Tuổi : Kỹ mão. Sinh hoạt văn nghệ từ: [19 ]56 tới [ 19] 75. Bút hiệu khác: Thạch Ngữ, Hoài Nhân, Châu huy Quang, SMĐ [ Sầu Mê Điên ] . Hội viên [hội] Văn bút VNCH [PEN VIETNAM] . Đã in :... Cỏ cháy[thơ, đồng tác giả: Hồ Phong, Saigon [1972], Tinh buồn nhớ mãi, 2009. (...)
Mấy dòng trên có 2 điều khiến người xem thắc mắc : Việt Nam Cộng Hòa, tức quốc gia có trước 30-4-1975, tức miền Nam Việtnam, kể từ sau ngày ký Hiệp định chia cắt đất nước: 20-7-1954) không hề có [một] tổ chức văn học nghệ thuật nào, có tên là Văn bút VNCH cả .
một , chắc chắn nhà xuất bản Little Sài Gòn ghi lầm - chỉ có Hội Bút Việt thôi .
hai, tập thơ Tình buồn nhớ mãi mà chúng ta đang sở hữu là cuốn sách mới vừa được in, chớ đâu có phải là tác phẩm kép, tác phẩm nào in rồi, tác phẩm nào vừa mới in xong .
Tôi nghỉ rằng (...), nếu tái bản, nên đính chính chỗ nào cần đính chính, thì tốt hơn bây giờ.
hãy đi vào phần nội dung, tức phần bên trong tập thơ Tình buồn mãi - đây là một tập thơ có sô lượng về-số-bài, có tất cả 129 ( một trăm hai mươi chín) .
129 bài ấy đươc trang trải trên 180 trang giấy. Như vậy, nhiều thơ, mà bài ngắn ? Đúng thôi! Có bài vỏn vẹn 1 trang, với nhiều khoảng trống, có bài, thì 3, 4 trang. Là có ngắn, có dài. Thơ so le ! Thơ so le là thơ đẹp! Thơ đẹp là thơ chất lượng. Từ từ đọc hết Tình buốn nhớ mãi rồi hãy kết luận nha !
Tác giả sinh năm Kỷ sửu, tức năm 1939, năm nay 2009, tròm trèm 70. Thất thập cổ lai hy! Kính mừng thọ tác giả, nhưng bạn ơi, thơ tác giả trẻ lắm, trẻ như làm đâu hồi còn niên thiếu, thời mới biết yêu và mới có dăm , ba lần thất tình. Nói thế để mà thưởng thức cái êm ái, cái du dương, cái
u trầm lãng mạn của hơ trong tập Tinh buồn nhớ mãi.
Có ba người đặc biệt đến tập thơ này, Tình buồn nhớ mãi, khi nó còn trong dạng bản thảo. Khi chưa được xuất bản, thì Tình buồn nhớ mãi cùng với tác giả của nó nằm trong nước. Tác giả mới qua Mỹ 10 năm nay thôi, Tình buồn nhớ mãi mang quốc tịch Mỹ, nghĩ chẳng sướng sao ?
Khi Tình buồn nhớ mãi còn trong dạng bản thảo, Thế Phong, nhà văn, hiện vẫn còn ở trong nước, có lẽ, người đầu tiên biết được, hiểu được bụng tác giả Thanh Chương, nên có viết 1 bài khá ấn tượng khen tác phẩm, nồng nàn tình cảm giữa tập thơ và mình.
Bài viết của Thế Phong , Thay lời mở cho [thơ] Thanh Chương, bài đầy 2 trang sách- người viết, viết tại Sài Gòn, không ghi ngày tháng, năm nào. Thế Phong là thân hữu , xác nhận thơ Thanh Chương :
giàu âm điệu, tập trung nhiều khóa Sol, ẩn điệu nhạc lắng chìm. Nhiều nhạc sĩ phổ nhạc thơ anh mà tôi biết , như nhạc sĩ Nguyễn Hiền, Dzũng Chinh ...'
Thế Phong cho Dzũng Chinh là nhạc sĩ phổ thơ hay nhất ( qua bài mầu tím hoa sim / thơ Hữu Loan), nay phổ thơ cho Thanh Chương nhiều bài, nhất định thơ Thanh Chương[ phải] tốt số lắm . Nên mừng !
Thế Phong và nhiều người quen thân với Thanh Chương hiện còn ở trong nước, rất không ngờ, khi biết Thanh chương đã ở Mỹ, thành phố Sim Valley. Biết, ngỡ ngàng, nhưng tin tưởng bạn mình sẽ gửi tập thơ in tại quê người,
' Tập thơ tình hay nhất của Thanh Chương ở Huê Kỳ gửi về tặng chúng ta; giấy thơm mùi giấy, mực thơ mùi mực '.
Thế Phong và những-ai-kia chắc đã toại nguyện ? Mong sao Thanh Chương có gửi kèm tí đỉnh để anh em cùng đánh chén, nghĩ thế, vui nào vui hơn !
Thế Phong chễm chệ ngồi phía trước tập thơ Tình buồn nhớ mãi của Thanh Chương, 2 ông bạn quý khác của Thanh Chương- và Khải Triều & Hoàng Vũ Đông Sơn nằm ở phía sau- coi như dành phần viết cho tác phẩm.
Khải Triều và Hoàng Vũ Đông Sơn, đều dùng những lời lẽ, gần như tâm huyết để viết về thơ của bạn, viết cho tấm lòng của bạn[ thơ] đối với thơ [ bạn].
Khải Triều viết không dài bằng Hoàng Vũ Đông Sơn, cả 2 đều viết dài hơn bài tựa của Thế Phong in phía trước sách. Vẫn chung một giọng: nồng nàn, vẫn chung một điệu: thiết tha; vẫn là một tấm lòng người tri kỷ đối với tri âm; khen thơ Thanh Chương. Khen, khen và khen ! Tốt!
Sống ở đời ai cũng nên khen, có khen nhau, thì xã hội mới yên ấm, đời sống mới thái hòa.
Ba người đọc trước thơ Thanh Chương từ dạng bản thảo, đã không tiếc lời khen - tôi thấy ở kẻ đọc sau họ[ đều] chung 1 thái độ hiếu hòa, hữu nghị- thì nên kết luận sớm, chắc không sao ?
Muốn lắm chứ, để nhẹ bàn tay ... khỏi viết nữa, nên đi tìm chai bia uống, uống hết bia, uống hết tình của Thanh Chương dành cho thơ, để mơ và ngủ cùng chiêm bao thấy thơ :
đúng là niềm mơ mộng !
Trước khi gấp Tình buồn nhớ mãi / Thanh Chương ( để rồi đi ngủ, như vừa mới nói) tôi đọc đi đọc lại 2 bài thơ Thanh Chương, may ra ngủ, mà có chết luôn thì cũng thảo lòng mãn dạ.
( trích 2 bài Sao quên + Sông mây - tr. 52 )
Thơ Thanh Chương không vạm vỡ, nhưng ngọt ngào!
(...)
trần trung thuần
( BÚT DANH KHÁC TRẦN VẤN LỆ )
vài hàng tiểu sử:
trần vấn lệ
sinh : 31-06- 1942 tại Phan Thiết ( nay tỉnh Bình thuận )
trưởng thành và dạy học ở Dalat
hiện định cư tại : Los Angelès, Hoa Kỳ
tác phẩm:
trên 10 tác phẩm, trong đó :
bay về đêm ở quê hương , 1992
nắng rớt vườn xuân, 1995
trăm năm để lại , 2005
( theo web. vanchuongviet.org )
< bài trích từ: web saimonthidan > - usa -
danh nhân văn hóa thế giới : nguyễn trãi trước - bây giờ là nguyễn du 2013 ... / đinh bạch dân giới thiệu ...
( chinhphu.vn ) - '... nguyễn du được UNESCO '
vinh danh' danh nhân văn hóa thế giới... '
danh nhân văn hóa thế giới :
nguyễn trãi trước
& bây giờ nguyễn du, 2013 ...
ĐINH BẠCH DÂN giới thiệu .
( chinhphu.vn ) ... đại thi hào Nguyễn Du vừa chính thức được UNESCO vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới.
tại kỳ họp đại hội đồng lần thứ 37 tại Paris ( Pháp) , tổ chức Khoa học, Giáo dục & Văn hóa LHQ ( UNESCO ) đặc biệt đánh gíá cao về thi hào Nguyễn Du., vì tầm ảnh hưởng của ông trong lịch sử văn hóa Việtnam và cả khu vực ...
một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều đã được dịch ra hơn 20 thứ tiếng, đặc biệt phổ biến tại Pháp và Mỹ ...
như vậy cho đến nay, Việtnam đã có 2 Danh nhân văn hoa thế giới là: Nguyễn Trãi &Nguyễn Du ...
NHẬT NAM ( báo chinhphu .vn )
***
Về Nguyễn Trãi , rất nhiều vị đã phiên dịch - dưới tay tôi, còn một Tập thơ Ức Trai -
Lê cao Phan ( 1923 - ) , dịch già Ức Trai thi tập / Series of poems by Ức Trai - Receuil de poèmes de Ức Trai ( việt + anh + pháp - Nxb Văn học, Hànội 2000, kích cỡ sách 14.5 x 20 cm, dày 432 trang, dịch giả bỏ tiền in ) -
dịp tiện nào đó , tôi sẽ đề cập.
Vậy ở bài này , chỉ nói về Nguyễn Du , một tân danh nhân văn hóa thế giới của năm 2013 - rất nhiều bản dịch Kiều qua nhiều thứ tiếng . Bản mà tôi giới thiệu ở đây :
' Nguyễn Du : An ancient master : Kim vân Kiều & Calling the Wandering Souls -
trong ' We promise one another - poems from an Asian war '.
- selected, introduced, published by Don Luce, John C. Schafer & Jacquelyn Chagnon .
( Washington D.C, 1971 )-
và một bài thơ Ý Nhi:
Nguyễn Du, 1813
trong tập thơ Ý NHI / THƠ
(Hội Nhà văn xuất bản , Hànội 2000) .
xin giới thiệu cùng đọc giả .
đinh bạch dân
SAIGON NOV. 18, 2013
-------------------------------------
1. nguyễn du , 1813.
thơ Ý NHI
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung quốc,
dưới triều Nguyễn. bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của 3 triều đại:
phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại, gắn bó với các triều đại ấy .
Sự hưng phế, mất còn của các triều đại, cảnh bể dâu của đời người, là nỗi buồn lo, day dứt
khôn nguôi trong thơ Nguyễn Du hôm nay
Chúng tôi thứ sắp xếp lại các ý tứ, câu chữ trong thơ ông, gắng hình dung ra khuôn mặt
tinh thần của nhà thơ - nhân chứng của thời đại mình.
Ý NHI
1.
Không giã biệt
không gặp gỡ
ta bước trên lối cũ như khách lạ.
Khí lạnh ban đêm dồn hết vào một người
chiếc khăn thâm nhỏ hẹp sổ tung
tóc bạc bơ phờ trước gió
suốt đời chỉ một mối u hoài.
Tháng năm trôi qua như giấc mộng
mà nào như giấc mộng chàng Lai
ta lênh đênh góc bể, chân trời
ta là người bệnh không có thuốc
kẻ đó không có cơm
dùng sách làm gối tựa khi đau yếu
uống rượu cho bớt vẻ xanh xao
Một mình khêu ngọn đèn trong đêm đã bắt đầu dài.
2.
Không ai trói buộc
không ai gông cùm
không ai đánh đập
không ai chửi mắng
sao ta sống như trong lồng cũi.
Sao ta không thể rượu say như người ta vẫn uống
không đi săn như người ta vẫn đi săn
không thể yên lòng ngồi nghe các ca nữ đàn hát
trước đèn nến
không thể vui ngắm cúc đầu thu
không thể hái bông sen bên hồ mà lòng không vướng bận.
Ta sinh ra nào có tướng công hầu
mà lận đận mãi chốn bụi trần không sao gỡ được
ta chờ đợi điều chi
mong mỏi điểu chi.
3.
Nào còn đâu những lâu đài đồ sộ nghìn xưa
những thành quách muôn đời bền vững
ta bước giữa những con đường mới
những đền đài mới
lòng kính sợ như đứa trẻ đi trong mưa lạc lối.
Những bạn bè cũ đã cáo quan
ăn măng trúc măng mai ngồi câu bên sống vắng
làm thơ thưởng hoa
làm thơ vịnh nguyệt
coi cuộc đời như phù vân.
Các bạn gái ngày xưa nay tay dắt tay bồng
vẻ đẹp chóng tàn phai
không ai còn mặc áo màu thiên thanh
không ai còn cài hoa trên tóc
không ai còn hát bài hát cũ.
Đường dài, trời đã về chiều, tìm đâu ra bạn mới
ta chờ đợi điều chi
mong mỏi điều chi.
4
Chợt nhớ người hát khúc Ly tao bên sông
bờ cỏ đầy hoa lan, hoa chỉ
nhưng nghìn thuở ai thương người tỉnh một mình
bao nhiêu năm sau ta còn gặp bọn Thượng quan
Ngận Thượng
nước mỗi dòng thăm thằm sông Mịch La
bao nhiêu năm sau tưởng còn thấy ngọn cờ
buổi Hàn Tín cầm binh lên phương Bắc
nhưng mấy ai lúc hiển vinh còn nhớ đến kẻ cứu giúp mình
nỗi oan cừu dễ chi tan được.
Mấy ai hát như nàng Ngu Cơ lúc kề bên cái chết
ai gảy đàn lúc lâm hình như Thúc Dạ
ai biết vui như Vinh Khải Kỳ đi mót lúa
ai uống rượu tựa Lưu Linh.
Hàng nghìn năm còn lại mấy tuổi tên
trên mặt đất đầy việc dữ
ta chờ đợi điều chi
mong mỏi điều chi.
5.
Cả kinh thành đêm nay chì một mình ta
không bạn hữu, không trăng, không rượu đắng
ta còn đợi chi còn mong mỏi điều chi
mắt mở trừng trừng luống tưởng bao chuyện trước.
Ta như người gảy đàn sau tháng ngày tan hợp *
mặt đã võ vàng
áo quần rách nát
không lìa khúc đàn xưa.
12. 1983
---
* chỉ có Cầm, người ca nữ trong bài Long thành cầm giả ca
( CHÚ THÍCH: Ý NHI)
( Sđd : trang 103- 107 - In 1000 cuốn, khổ 14,5x 20.5 cm,
Hội Nhà văn Hànội xuất bản, năm 2000, dày 258 tr.- bìa : Lê ký Thương.)
vài hàng tiểu sử:
Ý NHI
tên khai sinh : Hoàng thị Ý Nhi
sinh năm : 1944
tốt nghiệp : đại học, ngành ngữ văn, năm 1968.
tác phẩm
- Trái tim - Nỗi nhớ ( in chung với Lâm thị Mỹ Dạ)
- Cây trong fố - Chờ trăng ( in chung với Xuân Quỳnh)
- Đến với dòng sông - Người đàn bà ngồi đan -
- Ngày thường - Mưa tuyết - Vườn - Thơ tuyển-
- Những gương mặt - những câu thơ ...
( bản viết tay của tác giả).
2. nguyen du : an ancien master
DON LUCE &... :
'
No single person has had more influence on Vietnamese culture than the 18th and 19th century poet, Nguyễn Du. His poetry has inspired much of today's art and thought. His masterpiece Kim vân Kiều is the most loved of all Vietnamese poems. Girls have often used
it to tell their future. The epic poem is opened and the lines which first meet their their eyes are believed to reveal theri fate.
In Kim vân Kiều the dstiny of man is proclaimed : we have no hold on the future, but are born to suffer for the family. It tells of the beautiful Thúy Kiều who loves Kim Trọng, but becomes a concubine of the ruthless merchant Mã- Giám- Sinh * in return, for money she needs to save her father, from the clutches of an unscrupulous tax collector. Accepting her fate, Kiều said:
----
* tên nhân vật đều được dịch giả bỏ dấu tiếng việt, trừ Mã Giám Sinh. ( BT )
' It is better that I should sacrifice myself alone. It matters little if a flower falls if the tree can keep itself green '
To the young people of Vietnam, the meaning is clear : they must accept whatever hardships come, so that the honor of the family and the country is preserved. Many Vietnamese girls who today become prostitutes of American GI' s see themselves as modern- day Thúy Kiều's and sell their bodies, but not their souls to help their families.
Following the wish of Thúy Kiều, Kim Trọng marries her sister, Thúy Vân , but never forgets his first love. In this scene, Kim Trọng has finally found Thúy Kiều after searching for many years. At the banquet celebrating Thúy Kiều's return , her sister proposes that Kim Trọng and Thúy Kiều should now mary as they planned before fate intervened fifteen years before.
In this scene Thúy Kiều is in a similar state as the country of Vietnam today. Her body has been battered by many storms, been fought over and sold to strangers, but through it all
'filial piety' and love of family have persisted and thus her soul has remained pure
Vietnamese are fond of images of beauty and moral pirity in the midst of corrupt and ugly surroundings. Beautiful vignettes from Nguyễn Du' s story of Thúy Kiều are often recalled by Vietnamese to help them endure the corruption and the destruction which war has brought to their country, and to assure them that it is still possible to lead pure and beautiful lives, even in the midst of all ugliness that war brings.
Trần văn Dĩnh , a Vietnamese scholar now in exile in this country, has written that :
'... above all, ' Kim vân Kiều ' is the embodiment of the Vietnam psyche. Had
President Johnson, Mr. Rush, Mr. Rostow ... all of the U.S. civilian and military personnel in Vietnam read Kim vân Kiều', they would have avoided many serious and even fatal
mistakes ..' *
don luce &...
----
* ' Why Every American Shoud Read' Kim vân Kiều' - ( the Washingtonian, Sept., 1968)
(DON LUCE' S NOTE )
1. kim vân kiều
by nguyễn du
TRANSLATED BY LÊ HIẾU *
' Now the miror
which was broken is complete again
for the Heaven which orders all has so disposed;
never dying love with the lovers themselves both
still alive to enjoy it; the same silver moon shines
today as when they were betrothed; though the bride
is no longer a girl, she is still lovely, desirable; no is
time for her to be married in all state. ' Scarcely had
she finished speaking, when Kiều swept her argument
aside, saying ' How now can speak of this affair of so
long ago ? Surely I have pledged myself, but my body
since has been battered by many storms, and I in shame
cannot speak of it all; now permit the tide to ebb back
to the open sea.' Then Kim broke in saying, ' strange
words these, and strange wish; still despite all, there
remains our solemn bethrothal; your word given with
the deep earth and high heaven as witness, what does
it matter to us if even the stars have moved from their
accustomed places for have we not promised each other
in life and in death to be true to one another ? This oath
shall we hold to; our marriage is no betrayal, our destiny
we shall face together,' to which Kiều replied, ' But now
I see how happily you and Vân have lived together both
giving so much in love to each other I feel that the best
married love needs the fragrance of the flower to gather
around its pollen; that the moon holds its proper shape :
virginity is worth much treasure; I do not wish to blush
in any bridal chamber where the rites re carried out by
my beloved Kim, for since I have fallen on evil days, so
have many bees and butterflies polluted my body :
too much filth has loged with me; there have been
lashing tempests, driving rains; any moon in such would
have lost its fullness, and flower its loveliness, so what
is left for me ? Surely now in this moratl life little remains
for me to hope for, full of shame hen I look back wondering
how may I, mud of the ditch, dare ever to become your wife,
knowing of your great love yet unable to look at the clear
flame of that lamp that would light out bridal chamber :
now have I decided on absolute celibacy for though my
religious vows are not yet completed, yet do I feel this the
only way for me; if still you continue remembering our past
love, let us make it a base for friendship to speak of marrying
after all that passed seems sad, even ridiculous!' Kim
answered, ' As ever you realsoned well : yet must you realize
that every argument has two sides, for any woman there are
many ways to carry through the duties of mrried life; how
absurd of you to say in the face of your filial piety so grandly
expressed, that your body could ever be defiled ! Today,
as our destiny has brought us here together let us enjoy the
flowers as the mist lifts form the garden path, and the sky
clears off again ! See! The flower that had faded is fresh
and lovely once more ! You know, a waning moon is always
much brighter than the full one that has passed ! Why do
you still doubt me ? As careless of me as if I was just some
mere passer-by . **
TRANS. BY LÊ HIẾU
( Hanoi , 1965 )
----
* ... hầu hết những bản dịch trong We promise one another- poems from an Asian war - không đề tên dịch giả?
bởi thế, tôi chỉ ghi chú ' Don Luce & ... selected, introduced, published... - trừ thơ Nguyễn Du ( this poem and the next ' Calling the Wandering Souls ' đề tên dịch giả Lê Hiếu và trích từ Vietnamese Studies no 4, Hanoi 1965).
đây là một hành động ' đánh cắp tên người dịch' rất piracy của Don Luce & ...
Bài What a Sight ! 550,000 GI ' IN VIETNAM / Thế Phong ( tr. 33- 39 )
trong We promise one another ( -Washington, 1971 ) không ghi tên dịch giả Đàm xuân Cận,
dầu chỉ là trích đoạn đi nữa .
và,
Don Luce & .. chỉ ghi chú,
' Many of his poems ( Thephong's poems ) contain lurid details of the actions of Americans in Vietnam . Included here are excerpts from a longer poem '( p. 33 ).
chính xác hơn,
bài What a Sight, 550,000 GI'S in Vietnam đã đăng trọn ( không lược ) trên tạp chí TENGGARA 1969- p- 86-92
( University of Malaya / Kuala Lumpur / Malaysia )
và, đã in trong tập thơ
Asian Morning, Wester music / The Phong, translated by Đàm xuân Cận, with the Introduction by Pr. Llyod Fernando - Dai Nam Van hien Books, Saigon .
( Đinh bạch Dân's note )
** chỉ một dịch giả duy nhất, Lê Hiếu, dịch Kim vân Kiêu và Calling the Wandering Souls / Nguyễn Du - được Don Luce &... ghi chú ,
... both this poem and the next one, ' Calling the Wandering Souls' , were taken from Nguyễn Du and Kiều, (Vietnamese Studies No. 4, Hanoi, 1965.)
Translated by Lê Hiếu .
( Don Luce's note)
CALLING THE WANDERING SOULS
by Nguyễn Du
trans. by Lê Hiếu
DON LUCE & ... :
' American military and political leaders could also have profited from reading Nguyễn Du's Calling the Wandering Souls,'. It would have helped them to realize the intense alienation that refugee programs cause. No people like to be moved from their homes means also to leave the graves od one's ancestors. Vietnamese believe that it is important to be close to the graves of their ancestors, so they can tend to them and offer prayres that their dead relatives may rest in peace. People who die before they have a family and have no one to look after them in death and have no fixed grave are objects of great pity. These are the unfortunate ' wandering souls' that Nguyễn Du calls to in his poem. In Vietnam where so many people die young with no families of their own, where one third of the population has been moved at least once, and where so many families have been split up , there are many wandering souls, and the Vietnamese worry about them nd pray for them as Nguyễn Du did so many years ago.'
don luce & ...
2 . calls the wandring souls
by Nguyễn Du
trans. by Lê Hiếu
In this seventh month the rain is endless,
The cold penetrates into the dry bones ,
The autumn evening is mournful and sad,
The reeds are livid, the leaves of
plane-trees withered ,
In the twilight the birch trees are drooping,
The pear trees shrouted in mist .
Whoever can remain unmoved ?
If the world of the living is so sad,
Much sadder must be the world of the dead.
In the utter darkness of the internal night,
Appear, lost souls , like will-o' - wips, reveal
your presence !
O poor beings, creatures of the ten categories,
Your abandoned souls are roaming
in strange lands!
No incense is burning for you ...
There were those who pursued riches
Who lost appetite and sleep,
With no children or relations to inherit
their fortunes,
With no one to hear their last words.
Riches dissipate like passing clouds.
Living they had their hands full of gold,
Departing from this world , they could take
with them no single coin.
At their funeral, hired mourners feigned sorrow,
The cheap coffins were hastily taken away
in the night.
Lost souls, they roam the flooded fields
Without any offering of incense or water .
There were those who sought academic honours
leadingto high places.
To the cities they went, forsaking their native land.
But do arts and letters always bring sucess ?
One day they lay sick in a roadside inn,
Without the love and care of their families.
Dead, they were hastily buried,
Far from the dear ones and the ancestral land.
In an abandoned burying ground they lie,
Their lonely souls wander,
Without being honoured by any offerings.
There were those who sailed on rivers and oceans,
To remote places, blown by the East wind.
A storm midway sent their ships to the bottom
And they disppeared into the sharks' bellies.
There were those who engaged in trade,
Their shouders aching under the load
of merchandise.
They died of exposure, far from home,
Their souls now wander along the roads .
There were those who, conscripted,
Left their families for the service of the king.
Taken to distant lands,
They lives a life of privations and sufferings.
In war - time human lives are so cheap,
With sword and fire sowing death,
Their roaming will-o'-the- wips, apparitions of
their lost souls ,
Make the scene still more mournful.
There were those spoiled their lives,
Selling their charms and smiles.
Abandoned by all when youth was gone,
They had no husbands or children to support them.
In their life, nothing but humiliation and sufferings,
After their death, only offerings from kind strangers,
Pitiable was the fate of these woman,
Such was their destiny, no one knows the reason.
There were those who spent their lives begging,
Sleeping under bridges, on the ground,
Yet, like others, they were human beings,
They lived on charity and now lie in roadside graves .
There were those victims of injustice,
Year after year they languished in jail.
Dead, they were buried somewhere near
the prison wall.
For their shroud, only a tattered rush mat.
Will their innocence ever be revealed ?
There were the babies born in an unauspicious hour
Who lived only a few moments.
There's nobody now to carry them in her arms,
And heart-rending are their cries .
There were those whose lives were cut short
By drowning, falling from trees or into wells,
Those who were washed away by strong currents,
Who perished in fires,
Who were devoured by wolves or crushed
by elephants.
There were those who gave birth to still-born babies .
Who died from miscarriage, ot from severe wounds.
Struck their fate midway on the path of life,
They folloved each other to the other world,
Each with a different destiny.
Where are they now, those lost souls?
Somewhere they are hiding, maybe
among the trees,
Maybe along the streams or among
the clouds,
Maybe in the grass or in the bushes,
Or they are wandering aimlessly
By the roadside inns or under bridges,
Or they seek shelter inns in temples
and pagodas,
Maybe they are haunting markets or
riverbands
Or the barren lands, the knolls or
the bamboo groves.
Misery was their lot in lifetime,
In the cold their corpses are now withering.
Year after year exposed to wind and rain
On the cold ground they lie, sighing.
At dawn, when the cock crows they flee,
Only to grope their way again when night comes .
TRANS. BY LÊ HIẾU
(Hanoi, 1965)
( from: We promise one another - poems from an Asian war .
selected, introduced, published by Don Luce, J.C. Schafer & Jacquelyn Chagnon,
Washington D.C, 1971 - p. 5- 14 ).
vài hàng tiểu sử, tác giả, tác phẩm :
Nguyễn Du
Poet
Nguyễn Du is a celebrated Vietnamese poet, who script in ' chữ nôm' ,
( the ancient script of Vietnam ). he is most known for writing the epic poem
The Tale of Kieu. Wiipedia
Born : January 3, 1766, Hanoi
Died : September 16, 1820
Spouse : Đoàn thị Huệ ( m. 1786 )
Books : The Tale of Kieu / Kim vân Kiều
Siblings : Nguyễn Khán, Nguyễn Trụ, Nguyễn Điền,
Nguyễn Đề, Nguyễn Quỳnh
Parents : Tran thi Tan , Nguyen Nghiem
[]
the old scholar, a poem by vu dinh lien ( 1913- hanoi 1996)
flower of love - fleurs d' amour - cụm hoa tình yêu
The Int'l Amateur Poetry Society, U.S.A. 2008
the old scholar
a poem by vu dinh lien
TRANSLATED BY NHU HOA- LE QUANG SINH
Each year, when the apricot trees are in flower
Anew, we see the old scholar
Display China ink and red paper
On the sidewalk crowded with passers
Many people hired him to write
And clicked tongues in sign of printing
For his skillful cursive hand
As phoenix and dragon dancing and flying
But, every year they grew fever and fever
Where then are all those customers?
The red paper did not bother to keep its deep tone
And the ink coagulated in the sorrowful inkstone.
The old scholar still sat there
Passers ignored his presence
Yellow leaves fell on the red paper
Gentle rain was sprinkling under the open heavens.
Again this year, the apricot trees are in flower
But we see no more the old scholar
Where are now the souls
Of the ancients in the past millenia ?
English translation from Vietnamese poem ' Ông đồ già'
by Nhu Hoa-Le Quang Sinh
le vieux lettré
TRADUCTION FRANCAISE DE L' ORIGINE VIETNAMIEN
' ÔNG ĐỒ GIÀ ' PAR NGUYÊN KHOA
Les pêcheurs étaient en pleine floraison
chaque année
Encore une fois, le vieux lettré se montrait
En faisant etalage de son encre de Chine
et de ses papiers d'un rouge fonce
Sur le trottoir plein de monde allant en randonnée.
En payant le caligraphe de son écriture,
de nombreux clients
Avec admiration faisaient l' éloge de son talent
' D'un trait de plume, il tracait bien des caractères
chinois élégants
Ressemblant aux dragons en vol et aux
phénix à là danse .'
Mais année après année, venaient de moins
en moins de gens
Òu sont des clients, à présent ?
Les papiers rouges si tristes se sont déjà décolorés
L' encre tellement mélancholique a croupi
dans l' encrier.
Le veil homme s' asseyait là - bas tout le temps
Pourtant ne' sen soucaient plus les passants
Les feuilles jaunes ne cessaient de
se réprandre sur terre
Pendant que dehors il chacrinait.
Cette annee, les pêcheurs sont en fleurs de nouveau
On ne trouve plus le vieux lettré sur le trottoir
Oh! Chères âmes des mille ans d' autrefois !
Òu êtes- vous de nos jours ?
traduction francaise de l'origine vietnamien ' Ông đồ già' par Nguyên Khoa .
ông đồ già
thơ vũ đình liên
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Trên phố đông người qua.
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ không buồn thắm
Mực đọng trong nghiên sầu.
Ông đồ vẫn ngồi đây
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay.
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
VŨ ĐÌNH LIÊN
( Sđd : tr. 530- 531 - 354 )
vài hàng tiểu sử :
Tên khai sinh: Vũ đình Liên,
sinh : ngày 12 tháng 11 năm 1913.
quê : Châu khê, Bình giang, tỉnh Hải dương
hội viên hội Nhà văn Việtnam
từng : dạy học, chủ nhiệm khoa tiếng Pháp ,
trường Đại học Sư phạm
mất: 18 tháng 1 năm 1996 tại Hànội.
đã xuất bản :
đôi mắt thơ ( thơ, 1957)
sơ thảo lịch sử văn học Việtnam ( nghiên cứu, 1957)
nguyễn đình chiểu ( nghiên cứu , 1957)
thơ baudelaire ( dịch, 1995) được giải thưởng
hội Nhà văn VN năm 1996.)
Vũ đình Liên tâm sự :
' Năm 13 tuổi tôi đã làm thơ hoài cổ. Bài Hồn xưa đã
được đăng trong tập Những ánh thơ hay.
( một nhà xuất bản ở Hải dương in [ trước tiền chiến ] .
( theo NHÀ VĂN VIỆTNAM HIỆN ĐAI -
hội Nhà văn VN xuất bản, Hànội, 1997 - tr 388 )